Blog

Cách làm trà thảo mộc giúp “sưởi ấm và chữa bệnh” vào mùa Thu

Cách làm trà thảo mộc giúp “sưởi ấm và chữa bệnh” vào mùa Thu


Khi tiết trời ấm áp dần chuyển sang lạnh, một tách trà nóng sẽ là thứ tuyệt vời để xoa dịu cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết.

Cách làm trà thảo mộc giúp “sưởi ấm và chữa bệnh” vào mùa Thu tra hoa cuc

 

Mặc dù công thức trà “sưởi ấm và chữa bệnh” chỉ bao gồm các loại thảo mộc và một số gia vị quen thuộc, nhưng nó sẽ làm cho bạn cảm thấy ấm áp, khỏe mạnh và giúp nuôi dưỡng cơ thể một cách tốt nhất.

Công dụng của loại trà thảo mộc này cũng mạnh hơn rất nhiều so với những viên thuốc được đóng gói và bày bán ở cửa hàng.

 

Trà Bạch Đậu Khấu
Trà Bạch Đậu Khấu

 

Loại trà này bao gồm các thành phần như sau: gừng, bạch đậu khấu, đinh hương, hạt tiêu. Đa số chúng là các loại gia vị nấu ăn hằng ngày và có sẵn trong căn bếp của bạn.

Có thể đối với nhiều người, việc thưởng thức một tách trà gia vị có vẻ khá kỳ lạ, nhưng nó thực sự có tác dụng làm ấm cơ thể.

Trong nhiều ghi chép trước đây, gừng và bạch đậu khấu được sử dụng như nguyên liệu hỗ trợ tiêu hóa. Với đặc tính ấm nóng, chúng có thể làm ấm cơ thể, giúp lưu thông máu và giảm đau dạ dày.

 

Trà Gừng
Trà Gừng

Trong đó, gừng cũng được coi là nguyên liệu có khả năng thanh lọc và giải độc cho cơ thể. Trong khi đó, bạch đậu khấu lại là thảo mộc được dùng để trị bệnh hôi miệng, nhiễm trùng miệng và cổ họng một cách đơn giản, đó là nhai trực tiếp. Loại quả này sẽ có vị cay và nồng hơn bạc hà, hoặc bất kỳ loại kẹo cao su hương bạc hà nào.

So với gừng và bạch đậu khấu, hạt tiêu đen có nguồn gốc từ Ấn Độ được xem là một gia vị có giá trị cao hơn nhiều trong những thế kỷ qua. Riêng đinh hương với hương vị cay nồng đặc biệt lại có phần quý hiếm hơn. Nó được biết đến với công dụng giảm đau răng, giảm đau nướu và có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Một thành phần khác có trong trà thảo mộc này chính là quế. Đây là một loại gia vị truyền thống được xem trọng trong nhiều thế kỷ qua, và bây giờ nó được sử dụng phổ biến trong nhà bếp như là một gia vị chính.

Để có được loại gia vị này, người ta sẽ tiến hành thu hoạch vỏ của cây quế, sau khi được sấy khô nó cuộn lại. Quế có một số hoạt chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm mạnh mẽ.

 

Quế có một số hoạt chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm mạnh mẽ
Quế có một số hoạt chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm mạnh mẽ

 

Theo đó, trà “sưởi ấm và chữa bệnh” có thể thắp lên ngọn lửa bên trong cơ thể. Bằng cách làm này, nó sẽ mang đến công dụng hỗ trợ sức khỏe toàn diện và kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, loại trà này còn làm vị giác của bạn nhạy hơn và giảm cảm giác thèm đường.

Nó hoàn toàn khác với những túi trà mua trong cửa hàng. Bởi vì thông thường những sản phẩm này chứa chất bảo quản để đảm bảo thời hạn sử dụng được trên 1 năm. Chưa kể đến việc trong mỗi gói trà này còn chứa hoạt chất hóa học giúp lưu giữ màu sắc của sản phẩm.

Bởi thế, thay vì dựa vào loại trà đóng gói sẵn, thì việc làm nên một tách trà thảo mộc tự nhiên là cách tuyệt vời để trải nghiệm lợi ích sức khỏe của thảo mộc.

Trong công thức mới nhất để tạo nên loại trà này, bạn cần xay hạt tiêu và giã bạch đậu khấu trước khi pha trà.

Có một lời khuyên nhỏ cho bạn là hãy pha một nồi trà lớn và dùng cho cả ngày. Sau đó, bạn có thể thưởng thức tách trà nóng thơm ngon, hoặc dùng ly trà có nhiệt độ phòng vừa phải.

Nhưng nếu như bạn muốn kích thích hoặc hỗ trợ tiêu hóa, thì hãy uống loại trà này vào buổi sáng trước khi ăn bất cứ thứ gì.

 

Cách pha chế trà thảo mộc

Nguyên liệu

  • 5 chén nước
  • 1 thanh quế
  • 10 vỏ bạch đậu khấu
  • ¾ củ gừng thái lát
  • 20 hạt tiêu xây hoặc 2 muỗng canh tiêu
  • 10 nụ đinh hương
  • Một chút sữa (tùy chọn)
  • 1 thìa mật ong (tùy chọn)

Cách làm

Bước 1: Cắt gừng thành từng miếng, nghiền hạt tiêu, giã nát bạch đậu khấu.

Bước 2: Đun sôi tất cả gia vị trong nước khoảng từ 10 – 15 phút rồi lọc lấy nước bỏ bã.

Bước 3: Nếu bạn có cho thêm sữa thì sau hai phút mới cho thêm mật ong vào và thưởng thức.

 

Theo gardencollage

Bài viết liên quan

0985.57.8387