Blog
Mạn đàm Kỳ kinh bát mạch trong Đông y (Phần 2)
- Dưỡng tâm
- Chăm sóc cơ thể , Dưỡng tâm , Dưỡng tâm beauty MV , Dưỡng tâm beauty spa , firmax , Firmax3 , Mua firmax tại Hà Nội , Thượng Phu Thảo ,
- 1760 Lượt xem
Kỳ kinh bát mạch có tác dụng tổng hợp và điều tiết 12 kinh mạch. Về quan hệ của nó với 12 kinh mạch đã có người nêu lên ví dụ như: 12 kinh mạch như là “sông ngòi” còn kỳ kinh bát mạch như là “hồ đầm”. Những đặc điểm chức năng sinh lý khác nhau và vòng tuần hoàn của chúng ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Sự tuần hành và chức năng sinh lý của kỳ kinh bát mạch
1. Vòng tuần hoàn và chức năng sinh lý của Đốc mạch
* Đường đi
Mạch Đốc bắt nguồn từ Thận, chạy đến huyệt Hội âm, chạy tiếp đến huyệt Trường cường. Từ đây đường kinh chạy tiếp lên trên dọc theo cột sống đến cổ tại huyệt Phong phủ (từ đây đường kinh có nhánh đi sâu vào não), chạy tiếp lên đỉnh đầu đến huyệt Bách hội, vòng ra trước trán, xuống mũi, môi trên (huyệt Nhân trung) và tận hết ở huyệt Ngân giao ở nướu răng hàm trên.
– Từ huyệt Phong phủ (ở gáy), có nhánh đi ngược xuống 2 bả vai để nối với Kinh Túc Thái dương Bàng quang, chạy tiếp xuống mông và tận cùng ở bộ phận sinh dục – tiết niệu. Từ đây (từ huyệt Trung cực) xuất phát 2 nhánh:
Nhánh đi lên trên: Theo kinh cân Tỳ đến rốn. Tiếp tục đi lên theo mặt sau thành bụng, qua Tâm, xuất hiện trở ra ngoài da ở ngực để nối với kinh lạc của Bàng quang ở ngực, chạy tiếp đến cổ, mặt, đi sâu vào đồng tử và chấm dứt ở huyệt Tình minh.
Nhánh đi xuống: Theo bộ phận sinh dục – tiết niệu đến trực tràng, đến mông (nối với kinh cân Bàng quang tại đây) rồi chạy ngược lên đầu đến tận cùng ở huyệt Tình minh (từ đây đi sâu vào não). Lại theo kinh chính Thận đi xuống đến thắt lưng ở huyệt Thận du rồi cho nhánh đi vào Thận.
Chức năng sinh lý
Đốc mạch nằm ở giữa phần lưng, kiểm soát các đường kinh dương trên toàn thân. Nó cũng có quan hệ mật thiết với tuỷ sống và đại não. Đốc mạch có chức năng đả thông, dự trữ cũng như điều hoà khí huyết trong cơ thể.
Hai chức năng lớn của Đốc mạch là điều tiết và kiểm soát những hoạt động tư duy, hoạt động của cơ quan sinh dục có liên quan đến thận. Các huyệt vị của Đốc mạch đều giúp tráng dương, tăng cường sức đề kháng và làm thân thể tráng kiện.
Việc điều dưỡng, bồi bổ và làm ấm Đốc mạch cùng các huyệt vị tráng dương khác sẽ giúp tránh được các chứng cảm mạo, đau nhức đầu cổ gáy, eo lưng nhức mỏi, hay quên, ngủ kém, tinh thần suy nhược, thậm chí là tai biến mạch não, liệt dương, di tinh, lãnh dục và các bệnh do tạng Thận suy yếu.
2. Vòng tuần hoàn và chức năng sinh lý của Nhâm mạch
* Đường đi
Khởi đầu từ huyệt Hội âm (nơi giao nhau của mạch Nhâm và mạch Đốc), mạch Nhâm đi ngược lên qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa tương.
Từ huyệt Thừa tương có những mạch chạy vòng quanh môi, vào lợi (nướu) rồi liên lạc với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao. Cũng từ huyệt Thừa tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt Thừa khấp rồi đi sâu vào trong mắt
Mạch Nhâm khởi lên từ Thận, đến vùng Hội âm tại huyệt Hội âm, chạy vòng ngược lên xương vệ (xương mu), qua huyệt Quan nguyên, theo đường giữa bụng ngực lên mặt đến hàm dưới tại huyệt Thừa tương.
* Chức năng sinh lý
Nhâm mạch chạy dọc giữa vùng bụng, cai quản các âm kinh trong cơ thể. Khí mạch của nó giao hội với các âm kinh ở tay chân để điều hoà âm dương và kiểm soát âm kinh. “Nhâm” có nghĩa là hoài thai và nuôi dưỡng. Vì vậy, Nhâm mạch có mối quan hệ mật thiết với quá trình mang thai, dưỡng thai và kinh nguyệt. Nhâm mạch đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Nếu mạch này bị hư hàn thì vùng bụng dễ bị lạnh, kết u và hình thành bướu mỡ.